Hợp tác kinh doanh quán cafe có những hình thức nào?
22/12/2020
Hiện tại, hình thức hợp tác kinh doanh quán cafe là một trong số những loại hình hợp tác đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm, chú ý từ phía khách hàng hiện nay.
Hình thức này rất phù hợp với những người có mong muốn kinh doanh quán cafe nhưng lại không đủ vốn, kinh nghiệm hoặc kiến thức để thực hiện. Lúc này việc hợp tác kinh doanh là điều cần thiết giúp giải quyết tất cả mối lo này của bạn.
Vậy hợp tác mở quán cafe có những hình thức nào? Quyền lợi và nghĩa vụ khi hai bên hợp tác là gì? Và trong quá trình hợp tác có những thuận lợi và khó khăn như thế nào? Hãy cùng theo dõi ngay bài viết sau đây của chúng tôi để trả lời cho những thắc mắc này nhé.
MỤC LỤC NỘI DUNG BÀI VIẾT
1. Các hình thức hợp tác mở quán cafe
Việc hợp tác rất quan trọng do đó bạn phải tìm đúng người để đảm bảo cho việc kinh doanh của bạn được suôn sẻ. Vì thế bạn cần tìm hiểu xem những người hợp tác của bạn có hào hứng với việc hợp tác của mình hay không.
Đối với hình thức hợp tác mở quán cà phê thì hiện nay có 4 hình thức thông dụng đã và đang được nhiều người lựa chọn.
1.1. Hợp tác mở quán với bạn bè
Nếu đã là bạn bè thì chắc chắn bạn phải biết được những thông tin cơ bản về người bạn đó của mình. Tuy nhiên, thông tin chừng đó thôi chưa đủ bởi việc hợp tác kinh doanh quán cafe rất quan trọng.
Người bạn mà bạn có ý định hợp tác là người có trách nhiệm, kiên trì vượt qua khó khăn và linh hoạt trong cách giải quyết công việc thì đây mới là người phù hợp để hợp tác mở quán cafe.
Chỉ khi người hợp tác với bạn có tinh thần, trách nhiệm thì khi đó học với có thể cùng bạn vượt qua những khó khăn, thử thách trong quá trình kinh doanh của chính bạn.
Chính sự nhiệt huyết, tinh thần trách nhiệm của mình họ sẽ cùng bạn tạo nên một kết quả kinh doanh hiệu quả, đem về được doanh thu và lợi nhuận.
Được làm việc với những người nhiệt huyết, có kinh nghiệm sẽ giúp cho việc kinh doanh của bạn hiệu quả hơn. Đặc biệt nếu người hợp tác cùng bạn có được chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán, marketing, công nghệ thông tin thì đây quả là một lợi thế.
Thường thì nếu đối tác kinh doanh của bạn là bạn bè thì bạn sẽ khó lòng để đóng góp được ý kiến bởi họ là người nắm rõ được lĩnh vực chuyên môn vì thế mà ít lắng nghe ý kiến từ bạn.
1.2. Hợp tác mở quán cafe với các chuyên gia
Hợp tác với những chuyên gia tài chính, kế toán, marketing, quản lý quán cafe,... sẽ đem lại nhiều lợi thế cho bạn trong quá trình kinh doanh. Bởi họ là những người giỏi, dày dặn kinh nghiệm.
Chắc rằng bạn sẽ thích hợp tác với những người này vì họ là người đã có kinh nghiệm trong những lĩnh vực khác nhau.
Tuy nhiên, nếu đối tác kinh doanh của bạn là các chuyên gia thì có khả năng họ sẽ không lắng nghe ý kiến từ bất cứ ai trừ bản thân mình vì thế sẽ rất khó để bạn có thể trao đổi và đưa ra ý kiến cùng nhau.
1.3. Người góp vốn chính
Tùy vào quy mô kinh doanh quán cafe mà bạn đang có ý định mở để biết được mức độ cần thiết cho việc huy động vốn là nhiều hay là ít.
Để kinh doanh một quán cafe thành công bạn cần rất nhiều yếu tố trong đó phải kể đến: có ý tưởng tốt, có kế hoạch tốt, mặt bằng thuận tiện,... Do đó, nếu thiếu nguồn vốn thì các ý tưởng này đều không thể đạt được.
Vậy nên, nếu được hãy hợp tác kinh doanh cafe bằng hình thức góp vốn. Tuy nhiên, khi cùng nhau mở quán cafe thì tất cả mọi điều khoản hợp đồng đều phải rõ ràng và phải có giấy trắng, mực đen.
1.4 Trở thành người đưa ra chiến lược
Đưa ra những chiến lược kinh doanh tốt, hiệu quả sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh của quán cafe được suôn sẻ và có được kết quả tốt. Đây cũng là yếu tố quan trọng trong quá trình hợp tác kinh doanh quán cafe.
Khi bắt đầu kinh doanh bạn cần có kế hoạch marketing quán, kế hoạch xây dựng thương hiệu, kế hoạch phát triển sản phẩm, những dự trù kinh phí, kế hoạch phát triển quy mô,... Tất cả các chiến lược trên đều rất cần thiết cho quá trình kinh doanh quán cafe của bạn.
Bên cạnh những hình thức hợp tác kinh doanh quán cafe mà chúng tôi chia sẻ trên thì việc hợp tác mở quán cafe với người đưa ra chiến lược cũng là một trong những cách giúp bạn có được những kết quả kinh doanh như mong đợi.
Tuy nhiên, nếu người hợp tác kinh doanh với bạn lại thích vạch ra các chiến lược phát triển quán cafe như: khi nào mở cơ sở mới, phân chia lợi nhuận ra sao… nhưng lại không biết phải làm thế nào để giải quyết khiếu nại từ phía khách hàng, cũng như sắp xếp công việc nhân viên ra sao,... thì cần phải xem xét lại trước khi tiến hành hợp tác.
Xem thêm Chia Sẻ 5 Kinh Nghiệm Mở Quán Cafe Đắt Giá Mà Bạn Cần Biết
2. Quyền lợi và nghĩa vụ đôi bên khi hợp tác kinh doanh cafe
Khi hợp tác kinh doanh quán cafe bạn sẽ có thêm nhiều người cùng mình chia sẻ các gánh nặng về vốn, tài chính và rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh. Không những thế còn giúp bạn bổ sung thêm kiến thức và kinh nghiệm trong quá trình quản lý.
Cân bằng giữa quyền lợi và nghĩa vụ khi hợp tác cùng mở quán cafe
Nhưng trong một số trường hợp nếu quán cafe rơi vào tình trạng ế ẩm kéo dài sẽ kéo theo cãi vã, bất đồng ý kiến và gặp khó khăn trong việc yêu cầu các nhà đầu tư rót thêm tiền để có thể duy trì hoạt động của quán.
Khi gặp phải tình trạng này nếu không biết cách giải quyết triệt để sẽ rất dễ gặp phải thất bại. Do đó khi đã tiến hành hợp tác thì hai bên cần phải có quyền lợi và nghĩa vụ đối với quá trình kinh doanh của quán.
Để đảm bảo không có tranh chấp, cãi vã cả hai khi đác tin tưởng và hợp tác cùng nhau thì nên soạn thảo một cách chi tiết các điều khoản thành văn bản, rõ ràng trên giấy trắng mực đen.
Các nội dung trên văn bản phải thể hiện rõ các nội dung bao gồm:
- Quyền lợi của từng người
- Tỷ lệ chia lợi nhuận ra sao
- Trách nhiệm của các bên khi có bất kỳ vấn đề nào xảy ra
Tuyệt đối không nên trao đổi, thống nhất qua lời nói bởi nó sẽ bị lãng quên một cách nhanh chóng chưa kể đến trường hợp khi khó khăn nhiều người sẽ tìm cách thoái thác và bạn cũng hoàn toàn không có một căn cứ nào để đối chiếu, giải quyết cho việc này.
Vậy nên, một bản hợp đồng hợp tác kinh doanh quán cafe có đầy đủ những điều khoản, quyền lợi và nghĩa vụ của cả hai bên sẽ là căn cứ đáng tin cậy giúp bạn hạn chế được tình trạng mâu thuẫn lợi ích, đùn đẩy công việc cho nhau.
Điều này cũng giúp bạn tránh phải đau đầu về việc kinh doanh thậm chí đối với những người thân thiết với mình.
3. Những thuận lợi và khó khăn khi mở quán cafe theo hình thức hợp tác
Vậy việc hợp tác kinh doanh quán cafe sẽ đem lại những thuận lợi và khó khăn gì? Có lẽ đây là thắc mắc mà rất nhiều người muốn tìm câu trả lời cho mình.
3.1 Lợi ích
Khi có nhiều thành viên cùng thành lập quán cafe thì nguồn tài chính sẽ trở nên dễ dàng hơn. Không phải bất cứ ai cũng có thể sở hữu trong tay một số tiền lớn để có thể thể hiện ý định của mình vì thế mà vốn thường rất khó khăn đối với bạn.
Bởi khi bắt đầu kinh doanh bạn sẽ tốn rất nhiều chi phí như: thiết kế nội thất, phí chi trả nhân viên, phí thực phẩm, phí dành cho marketing quảng cáo… Do đó, việc đóng góp và chia sẻ gánh nặng cũng như ngân sách sẽ giảm thiểu được rủi ro khi việc kinh doanh gặp vấn đề.
Bên cạnh đó, việc 2 hay nhiều người cùng hợp tác mở quán cafe sẽ giúp bạn bổ sung thêm kỹ năng, kinh nghiệm cho nhau. Nếu như bạn có khả năng quản lý nhưng lại không hiểu về các loại đồ uống thì việc kết hợp với người có khả năng pha chế giỏi để mở quán cafe sẽ là một quyết định kinh doanh đúng đắn.
Vì thế khi hợp tác kinh doanh quán cafe bạn sẽ có được những lợi ích thiết thực nhất giúp cho công việc kinh doanh của bạn được thuận lợi và đem lại hiệu quả cao hơn.
Xem thêm: Kinh doanh cà phê nhượng quyền cũng là một hình thức mang lại lợi ích cho đôi bên
3.2 Khó khăn
Nếu không có cùng quan điểm và định hướng kinh doanh sẽ rất dễ xảy ra mâu thuẫn, bất đồng khi phải bỏ thêm tiền để duy trì hoạt động của quán cafe nếu chẳng may quán rơi vào tình trạng ế ẩm.
Tính cách của từng người sẽ rất dễ xảy ra xung đột trong quá trình quản lý, nếu không có cách giải quyết hay hợp tác phù hợp sẽ rất dễ thất bại.
Chọn kỹ người muốn hợp tác. Bạn phải kiểm tra kỹ nhân cách của người chuẩn bị hùn hạp xem họ là người được đánh giá thế nào? Phải tỉnh táo để ý tất cả những chi tiết diễn ra xung quanh họ, tuy nhỏ nhặt nhưng phản ánh chân thực nhất con người của đối tượng sẽ làm ăn chung. Những người nóng nảy, độc đoán thích làm theo ý riêng… tuyệt đối không nên hợp tác vì chắc chắn sẽ rạn nứt và đỗ vỡ.
Không chỉ riêng hợp tác kinh doanh cafe mà cho dù bạn có hợp tác kinh doanh lĩnh vực nào đi chăng nữa cũng cần có hợp đồng thỏa thuận rõ ràng, phù hợp để đảm bảo quá trình hợp tác kinh doanh được thuận lợi đem lại kết quả tốt cho quá trình kinh doanh của mình.
Xem thêm: Top 25 Mô hình quán cà phê Nhỏ Đẹp
4. Các điều khoản cơ bản trong hợp đồng thỏa thuận hợp tác?
Để đảm bảo không xảy ra tình trạng tranh chấp, bất đồng trong quá trình hợp tác kinh doanh quán cà phê. Bạn cần đưa ra các điều khoản cơ bản cần có trong bản thỏa thuận hợp tác của mình. Cụ thể:
- Liệt kê đầy đủ các bên góp vốn. Số vốn góp là bao nhiêu? Được quy đổi ra phần trăm góp vốn như thế nào?
- Lợi nhuận thu được sẽ được chia cho từng cổ đông theo hình thức nào?
- Lợi tức theo phần trăm góp vốn
- Chia theo tỷ lệ phần trăm góp vốn và đầu công việc của mỗi người.
Bởi mỗi mô hình kinh doanh đều có những thành viên chịu trách nhiệm quản lý chính, dĩ nhiên người quản lý sẽ được nhận lương theo chức vụ và được chia lợi nhuận theo trách nhiệm công việc.
Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh quán cafe
Bên cạnh những điều trên thì bạn cũng cần nắm rõ một số thoả thuận như sau trong bản hợp đồng của mình, cụ thể:
- Thỏa thuận chi phí phát sinh, khấu hao các bên phải chịu.
- Quy trình trả lợi tức. (Theo tháng? Theo quý? Theo năm? Hay khi phát triển đến một mức được thống nhất sẽ bắt đầu họp bàn và chia phần trăm)
- Quy định về việc rút vốn
- Thời gian bao lâu mới được rút vốn?
- Nếu một cổ đông muốn rút vốn trước thời hạn quy định sẽ phải chịu mất bao nhiêu phần trăm.
- Quy trình trả lại vốn? (Bao gồm thời gian trả, lãi suất nếu trả theo đợt, trả bằng tiền mặt hay bằng chuyển khoản, có tính VAT không?)
- Quy định về sang nhượng cổ phần
- Có được sang nhượng cho người ngoài không?
- Nếu sang nhượng thì cần có sự đồng ý của ban cổ đông không hay là có thể tùy xử lý với phần trăm cổ phần của mình?
- Thỏa thuận về phát triển và bán thương hiệu. Nếu thương hiệu phát triển đến mức có thể bán thương hiệu thì sẽ thực hiện việc chuyển nhượng như thế nào? Ai sẽ là người có quyền quyết định?
- Thời hạn hợp đồng hợp đồng hợp tác mở quán cafe có hiệu lực trong bao lâu?
Khi bắt đầu kinh doanh bạn sẽ không thể nào biết trước được công việc kinh doanh của mình có thuận lợi và đem lại kết quả hay không, Do đó, để tránh được những sai sót và phát sinh trong quá trình hợp tác bạn cần đưa ra bản hợp đồng rõ ràng, có thời hạn thời gian và việc tái ký hợp đồng hợp tác kinh doanh cafe.
5. Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh quán cafe
Lưu ý: Hợp đồng dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo, việc soạn thảo Hợp đồng hợp tác kinh doanh quán cafe trong từng trường hợp cần có sự tư vấn, hỗ trợ của Luật sư để hạn chế rủi ro, đảm bảo an toàn pháp lý.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH DOANH QUÁN CAFE
Số: ……./2019/HDHTKD
Căn cứ Bộ Luật dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015;
Căn cứ vào khả năng và nhu cầu của các bên,
Vào ngày….tháng… năm…….., chúng tôi gồm có
- CÔNG TY……………………………………(Sau đây gọi tắt là Bên A)
Địa chỉ trụ sở chính:…………………
Mã số thuế:…………………………..
Người đại diện theo pháp luật:……………………..Chức vụ:……………
Điện thoại:……………………..Email:…………………..
Fax:……………………………..Website:……………………..
Và:
- CÔNG TY………………………………………(Sau đây gọi tắt là Bên B)
Địa chỉ trụ sở chính:…………………
Mã số thuế:…………………………..
Người đại diện theo pháp luật:……………………..Chức vụ:……………
Điện thoại:……………………..Email:…………………..
Fax:……………………………..Website:……………………..
Sau khi thỏa thuận, các Bên thống nhất ký kết Hợp đồng hợp tác kinh doanh nhà hàng với các điều khoản như sau:
Điều 2: Mục tiêu và phạm vi hợp tác kinh doanh
- Mục tiêu: Bên A và Bên B hợp tác kinh doanh để xây dựng và phát triển chuỗi quán cafe mang tên “XYZ" hiện đang thuộc sở hữu của Bên B.
- Phạm vi: Trong khoản thời gian từ năm……đến năm……, Bên A và Bên B cùng xây dựng phương án, chiến lượng phát triển và thực hiện điều hành, quản lý hoạt động kinh doanh của chuỗi cafe XYZ tại Hà Nội, bao gồm các quán cafe tại các địa điểm sau:
- Quán cafe XYZ số 1 tại:…………………….
- Quán cafe XYZ số 2 tại:…………………….
- Quán cafe XYZ số 3 tại:……………………..
Điều 3: Thời gian hợp tác kinh doanh.
Thời hạn hợp tác là …….(.....) năm bắt đầu kể từ ngày….. tháng …… năm ………đến hết ngày….. tháng ……..năm ………. Thời hạn trên có thể được kéo dài theo sự thoả thuận của hai bên.
Điều 4: Góp vốn và phân chia kết quả kinh doanh
3.1. Góp vốn
3.1.1. Bên A góp vốn bằng tiền, tổng số vốn góp của Bên A là:………….VNĐ (……..). Số vốn góp của Bên A sẽ được đầu tư vào chuỗi cafe ZYZ theo tiến độ như sau:
……………………………………………………………………………..
3.1.2. Bên B góp vốn bằng: .................... tương đương với số tiền là: .................... VNĐ (Bằng chữ: ....................)
3.2. Phân chia kết quả kinh doanh
3.2.1. Chi phí cho hoạt động sản xuất, kinh doanh bao gồm:
- Chi phí thiết kế nội thất quán cafe;
- Chi phí mua nguyên liệu pha chế đồ uống, chế biến đồ ăn nhẹ tại quán cafe;
- Chi phí thuê nhân viên;
- Chi phí điện, nước, internet;
- Chi phí quảng cáo
- Khấu hao tài sản:
- Chi phí khác.
3.2.2. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
Lợi nhuận sẽ được chia theo tỷ lệ:
- Bên A được hưởng ………%, Bên B được hưởng ………% trên tổng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành các nghĩa vụ với Nhà nước.
- Thời điểm chia lợi nhuận vào ngày cuối cùng của năm tài chính. Năm tài chính được tính bắt đầu kể từ ngày: ……………………………………………..
Điều 4: Các nguyên tắc tài chính
Hai bên phải tuân thủ các nguyên tắc tài chính kế toán theo qui định của pháp luật về kế toán của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Mọi khoản thu chi cho hoạt động kinh doanh đều phải được ghi chép rõ ràng, đầy đủ, xác thực.
Điều 5: Ban điều hành hoạt động kinh doanh
Ban điều hành hoạt động kinh doanh do Bên A quyết định bổ nhiệm từ nhân sự của Bên A và nhân sự của Bên B tùy từng thời điểm. Trong 06 tháng đầu tiên, Ban điều hành hoạt động kinh doanh bao gồm:
- Ông:………………………….Chức danh:………………………………
Ngày sinh:……………….Dân tộc:…………….Quốc tịch:……………..
CMND/CCCD/Hộ chiếu số:……………cấp ngày…………..tại………………
Địa chỉ thường trú:………………………….
Nơi ở hiện tại:……………………………….
Điện thoại:………………Email:…………….
- Ông:………………………….Chức danh:………………………………
Ngày sinh:……………….Dân tộc:…………….Quốc tịch:……………..
CMND/CCCD/Hộ chiếu số:……………cấp ngày…………..tại………………
Địa chỉ thường trú:………………………….
Nơi ở hiện tại:……………………………….
Điện thoại:………………Email:…………….
- Ông:………………………….Chức danh:………………………………
Ngày sinh:……………….Dân tộc:…………….Quốc tịch:……………..
CMND/CCCD/Hộ chiếu số:……………cấp ngày…………..tại………………
Địa chỉ thường trú:………………………….
Nơi ở hiện tại:……………………………….
Điện thoại:………………Email:…………….
Điều 6: Quyền và nghĩa vụ của Bên A
- Góp vốn đầu tư theo quy định tại Hợp đồng này;
- Quyết định chiến lược kinh doanh;
- Đào tạo đội ngũ nhân viên về kỹ năng, kinh nghiệm quản lý, điều hành chuỗi cafe;
- Kiểm soát thu chi và quá trình kinh doanh của chuỗi cafe;
- Được hưởng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh như quy định tại Điều 3 Hợp đồng này.
Điều 7: Quyền và nghĩa vụ của Bên B
- Kiểm soát chất lượng đồ uống, món ăn nhẹ; xây dựng, bổ sung menu sao cho phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của khách hàng từng thời điểm;
- Quản lý, đào tạo nhân viên pha chế đảm bảo phù hợp với yêu cầu, tiêu chuẩn của vị trí pha chế;
- Hạch toán toàn bộ thu chi của quá trình kinh doanh theo đúng các quy định của pháp luật về tài chính kế toán của Việt Nam.
- Có trách nhiệm kê khai, nộp đầy đủ thuế và các nghĩa vụ khác với Nhà nước, cơ quan quản lý nhà nước ngành và địa phương, cơ quan thuế.
- Được phân chia lợi nhuận như đã quy định tại Điều 3 Hợp đồng này.
Điều 8. Điều khoản chung
8.1. Hợp đồng này được hiểu và chịu sự điều chỉnh của Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
8.2. Hai bên cam kết thực hiện tất cả những điều khoản đã cam kết trong hợp đồng. Bên nào vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho bên kia (trừ trong trường hợp bất khả kháng) thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra và chịu phạt vi phạm hợp đồng bằng .....% tổng giá trị hợp đồng.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu bên nào gặp khó khăn trở ngại thì phải thông báo bằng văn bản cho bên kia trong vòng 1 (một) tháng kể từ ngày gặp khó khăn trở ngại.
8.3. Các bên có trách nhiệm thông tin kịp thời cho nhau tiến độ thực hiện công việc. Đảm bảo bí mật mọi thông tin liên quan tới quá trình kinh doanh.
Mọi sửa đổi, bổ sung hợp đồng này đều phải được lập thành văn bản và có chữ ký của người đại diện có thẩm quyền của cả hai Bên. Các phụ lục là phần không tách rời của hợp đồng.
8.4 Mọi tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng được giải quyết trước hết qua thương lượng, hoà giải, nếu hoà giải không thành việc tranh chấp sẽ được giải quyết tại Toà án có thẩm quyền.
Điều 9. Hiệu lực Hợp đồng
9.1. Hợp đồng chấm dứt khi hết thời hạn hợp đồng theo quy định tại Điều 2 Hợp đồng này hoặc các trường hợp khác theo qui định của pháp luật.
Khi kết thúc Hợp đồng, hai bên sẽ làm biên bản thanh lý hợp đồng.
9.2. Hợp đồng được lập thành.....(.....) bản bằng tiếng Việt, có giá trị pháp lý như nhau. Bên A giữ.....(.....) bản, Bên B giữ.....(.....) bản để thực hiện.
ĐẠI DIỆN BÊN A (ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
ĐẠI DIỆN BÊN B (ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
Link tải mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh tại đây
Cho dù bạn hợp tác kinh doanh quán cafe hay bất cứ một ngành hàng nào khác thì điều quan trọng chính là sự rõ ràng, rành mạch trong quá trình kinh doanh của mình. Bài viết trên đã chia sẻ đến bạn những hình thức hợp tác mở quán cafe, cũng như quyền và nghĩa vụ đôi bên trong quá trình hợp tác.
Hy vọng rằng những chia sẻ hữu ích trên sẽ giúp ích cho bạn ít nhiều trong quá trình tìm hiểu. Chúc bạn thành công trong công việc kinh doanh của mình.