Kinh nghiệm khi mở quán ăn nhỏ hiệu quả cho người mới bắt đầu
05/01/2019
Mở quán ăn luôn là loại hình kinh doanh được nhiều người ưa chuộng bởi lợi nhuận mà nó mang lại không phải là con số nhỏ.
Nhưng để kinh doanh thành công, bạn phải tích lũy cho mình nhiều kinh nghiệm mở quán ăn. Chúng tôi sẽ tư vấn mở quán ăn cho bạn ngay bây giờ! Nào hãy cùng tham khảo 10 bước cơ bản kinh doanh quán ăn của bài viết dưới đây nhé!
- Mở quán ăn cần những gì?
- 12 bước cần nắm trong kinh nghiệm mở quán ăn
- Xác định loại quán ăn bạn muốn kinh doanh
- Liệt kê đối thủ cạnh tranh
- Thành lập và đăng ký tên công ty
- Cân nhắc về vốn
- Lựa chọn địa điểm mở quán có giao thông thuận lợi
- Xin giấy phép kinh doanh và các loại giấy tờ cần thiết khác
- Kiểm tra vệ sinh và thiết bị phòng cháy
- Đầu tư vật dụng
- Liên hệ nhà cung cấp thực phẩm
- Tuyển dụng và đào tạo nhân sự
- Thiết kế menu đa dạng và bắt mắt
- Định vị thương hiệu riêng
- Các lỗi thường mắc phải khi bắt đầu mở quán ăn
1. Mở quán ăn cần những gì?
Loại hình quán ăn, kế hoạch mở quán ăn, phân tích đối thủ cạnh tranh, đăng ký thành lập công ty, về vốn kinh doanh, địa điểm kinh doanh,...Là những điều cần quan tâm khi mở quán ăn.
Việc kinh doanh quán ăn hiện nay chưa bao giờ giảm vì nhu cầu ăn uống là vô vàn. Cùng với sự phát triển làm cho văn hóa ẩm thực làm Việt Nam ngày càng phong phú và đa dạng hơn.
Chỉ với 10 bước cơ bản về kinh nghiệm mở quán ăn mà bạn cần phải lưu ý sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc mới bắt đầu kinh doanh quán ăn của mình.
Ngoài quán ăn ra bạn cũng có thể xem các mô hình kinh doanh khác. Cùng xem nên Đầu tư gì với số vốn 500 triệu?
2. 12 Bước cần nắm trong kinh nghiệm mở quán ăn
Bước 1: Xác định loại quán ăn bạn muốn kinh doanh
Đầu tiên, trước khi bắt đầu kinh doanh, bạn phải xác định loại quán ăn mà mình muốn kinh doanh. Hãy xem xét kỹ loại thức ăn mà bạn muốn phục vụ và mức giá cho thực đơn của bạn.
Trong các mô hình kinh doanh dịch vụ ăn uống thì ý tưởng kinh doanh quán ăn nhỏ đang được rất nhiều người lựa chọn. Đặc biệt là với những người có số vốn thấp và mới bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh ăn uống.
Kinh doanh quán ăn nhỏ được hình dung như một kiểu đầu tư an toàn, chỉ cần số vốn thấp nhưng biết cách kinh doanh thì vẫn có thể thu về lợi nhuận cao. Đã từng có rất nhiều người lựa chọn loại mô hình này.
Để duy trì được quán và thu lợi nhuận thì đòi hỏi chủ kinh doanh phải có kinh nghiệm mở quán ăn nhỏ, từ đó ngày càng cải thiện được chất lượng cũng như tăng cao lợi nhuận thu về.
Ngoài ra, bạn có thể suy nghĩ kinh doanh luôn thức uống để đảm bảo thực khách có bữa ăn ngon miệng nhất.
>>>> Xem ngay: Bật mí 5 kinh nghiệm mở quán cafe cho người mới bắt đầu
Bạn hãy xác định kỹ loại quán ăn trước khi bắt đầu kinh doanh
Bước 2: Liệt kê đối thủ cạnh tranh
Một trong những bước quan trọng khi mở quán ăn là bạn phải liệt kê các đối thủ cạnh tranh trong khu vực gồm những đối thủ trực tiếp (các quán ăn phục vụ cùng loại) và các đối thủ gián tiếp (những quán phục vụ loại đồ ăn khác).
Hành động này giúp bạn dễ dàng phân tích được điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ, từ đó tích lũy thêm cho mình nhiều kinh nghiệm để từng bước đi đến thành công khi kinh doanh.
Bước 3: Thành lập và đăng ký tên công ty
Thành lập và đăng ký tên công ty sẽ giúp bảo vệ tài sản cá nhân của bạn khỏi những món nợ của ngân hàng. Ngoài ra, việc thành lập này còn giúp bạn được pháp luật bảo vệ từ thương hiệu đến giá trị pháp lý. Nếu bạn kinh doanh chân chính và làm đúng theo quy định của pháp luật.
Thành lập và đăng ký tên công ty sẽ giúp bạn tạo được uy tín với khách hàng của mình
Bước 4: Cân nhắc về vốn
"Mở quán ăn cần bao nhiêu vốn?" - luôn là câu hỏi được đặt ra đối với những người mong muốn kinh doanh quán ăn uống. Đây là vấn đề mà bạn cần phải tính toán thật cẩn thận, nhất là với những người thiếu kinh nghiệm mở quán ăn nhỏ.
Dựa vào quy mô của quán ăn từ đó bạn có thể xác định được số vốn ban đầu cần có để đáp ứng duy trì quán hay phải cần huy động thêm nguồn vốn khác.
Nếu bạn đang có ý định mở một quán ăn thì nhất định phải biết cách lập kế hoạch kinh doanh nhỏ để sử dụng, kiểm soát số vốn của mình một cách hợp lý và hiệu quả nhất.
Ngoài ra cần có một khoản kinh phí dự trù nhằm tạo sự chủ động trong khoảng thời gian ban đầu khi việc kinh doanh của quán chưa thể đi vào ổn định; vừa để thực hiện các chương trình khuyến mãi, ưu đãi vừa có thể duy trì hoạt động bình thường của quán.
Khởi nghiệp bằng cách kinh doanh quán ăn nhỏ
Bước 5: Lựa chọn địa điểm mở quán ăn nhỏ có giao thông thuận lợi
Hãy cân nhắc địa điểm khi mở quán ăn. Đây là một trong những yếu tố quan trọng mà bạn cần xem xét kỹ trước khi bắt đầu kinh doanh quán ăn bởi nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lượng khách hàng của quán.
Lựa chọn địa điểm mở quán ăn cần xem xét nhiều khía cạnh như:
Giao thông thuận lợi
Bạn cần xác định địa điểm quán ăn nằm ở khu vực nào và lượng xe qua lại hàng ngày, có thuận tiện cho việc đỗ xe, quay đầu xe hay không?
Để quán luôn đông khách, bạn nên chọn địa điểm kinh doanh ở nơi gần đường quốc lộ, các con phố chính với nhiều văn phòng công ty và trung tâm thương mại,...
Xem xét những quán ăn xung quanh
Nếu có quá nhiều quán ăn xung quanh cạnh tranh với mình thì khả năng rủi ro sẽ cao hơn vì những người kinh doanh trước đã có một lượng khách nhất định rồi.
Kinh nghiệm mở quán ăn là cần xem xét đối thủ xung quanh
Những thay đổi trong tương lai
Bạn cần tìm hiểu xem vị trí đó có thể bị di dời hoặc quy hoạch hay không nhờ đó mà bạn có thể xác định được việc đầu tư ngắn hay dài hạn
Các địa điểm này sẽ giúp bạn dễ dàng thu hút được nhiều sự chú ý của khách hàng hơn là những nơi trong ngõ ngách, ít người lui tới.
Hãy chọn địa điểm kinh doanh phù hợp để có lượng khách ổn định
Mời bạn đọc bài viết: Mở mô hình quán nhậu bình dân cần những gì?
Bước 6: Xin giấy phép kinh doanh và các loại giấy tờ cần thiết khác
Nếu muốn kinh doanh quán ăn nhỏ thì không phải chỉ cần mở vốn ra là có thể mở ngay được mà bạn cần phải trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về pháp lý, các loại giấy tờ khi hoạt động kinh doanh quán ăn nhỏ.
Việc nắm rõ những kiến thức kinh doanh cần thiết giúp bạn có sự chuẩn bị tốt cũng như hạn chế tối đa những rủi ro mắc phải.
Hãy tìm hiểu kỹ và đăng ký các giấy tờ cần thiết để quán ăn được kinh doanh thuận lợi hơn
Người chủ quán cần tự itmf hỏi và học hỏi các kiến thức liên quan đến hoạt động kinh doanh như: cách quản lý và điều hành, những kiến thức chuyên sauau về lĩnh vực kinh doanh, các vấn đề liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVS), giấy phép đăng kí kinh doanh, những loại giấy kiểm nhận, chúng nhận ATVS thực phẩm,...
Bạn nên xin giấy phép kinh doanh và các giấy tờ cần thiết khác đặc biệt là khi quán bạn có ý định kinh doanh những thức uống có cồn. Hãy tìm hiểu kỹ mọi quy định, luật lệ của địa phương để đảm bảo hoạt động kinh doanh được diễn ra thuận lợi.
Bước 7: Kiểm tra vệ sinh và thiết bị phòng cháy
Trước khi bắt đầu kinh doanh, bạn hãy mời nhân viên y tế khu vực đến kiểm tra vệ sinh và các thiết bị phòng cháy/cứu hỏa.
Tiếp theo, bạn hãy treo các loại giấy tờ cũng như kết quả kiểm tra của quán ở một nơi dễ thấy nhất nhằm lấy được lòng tin của khách hàng.
Kiểm tra vệ sinh và trang bị các thiết bị phòng cháy chữa cháy
Bước 8: Đầu tư vật dụng
Một trong những bước quan trọng mà bạn không thể bỏ qua trước khi kinh doanh quán ăn đó là đầu tư vật dụng cho quán bao gồm:
- Vật dụng cố định phục vụ khách hàng như: bàn ghế, ly, chén, quạt máy, đèn,....
- Vật dụng phòng bếp: nồi, chảo, dĩa, thớt, dao, bếp lò…….
- Các dụng cụ quảng cáo như: băng rôn, biển quảng cáo (nên chọn bảng hiệu quảng cáo đèn led để thu hút được nhiều sự chú ý của khách hàng vào ban đêm).
Theo những chia sẻ kinh nghiệm mở quán ăn nhỏ, bạn nên chuẩn bị đầy đủ những dụng cụ này để có thể đáp ứng và làm hài lòng khách hàng đúng lúc.
Bày trí các mẫu bàn ghế đẹp sẽ giúp không gian quán thêm phần sinh động
Xem thêm kích thước bàn ăn tiêu chuẩn cho quán ăn phù hợp
Xem ngay các mẫu bàn ghế gỗ quán ăn nếu bạn đang có ý định mở một quán ăn nhỏ và muốn tìm kiếm những loại bàn ghế giá rẻ với chất lượng tốt, phù hợp với nguồn tài chính của mình thì hãy tham khảo qua giá của chúng nhé!
Bước 9: Bí quyết kinh doanh quán ăn nhỏ khi tìm nguồn hàng
Nguồn nguyên liệu mà bạn chọn để phục vụ cho quán ăn nhất định phải là nguồn nguyên liệu tươi, sạch và đảm bảo an toàn thực phẩm.
Để mang về những thực phẩm sạch với mức giá tốt nhất, bạn nên chọn mua nguyên liệu ở các chợ đầu mối hoặc các cơ sở cung cấp uy tín. Giá có thể rẻ hơn rất nhiều nhưng đi kèm với đã là những hàng hóa tạp nham và không đạt chất lượng. Bạn phải có kinh nghiệm lựa chọn hàng hóa cũng như cần biết mặc cả để không bị hớ hàng.
Nếu có nguồn hàng nhập thẳng từ nơi nuôi trồng thì lại càng tốt khi mở quán ăn nhỏ. Ví dụ cá mua từ ao, thịt heo mua từ lò mổ… sẽ mua được giá gốc giúp tiết kiệm kha kha chi phí mở quán ăn nhỏ. Tuy nhiền, phải có mối quan hệ từ thì mới có thể đặt hàng.
Việc thương lượng giá nhập là một khâu quyết định rất nhiều đến lợi nhuận sau này của bạn. Nếu biết cách bạn có thể nhập hàng với giá rẻ hơn rất nhiều, thậm chí bạn có thể nợ tiền hàng và trả vào lần sau nếu có mối quan hệ thân thiết. Đây là kinh nghiệm mở quán ăn nhỏ giúp tiết kiệm chi phí dài hạn.
Bạn nên liên hệ với nhà cung cấp thực phẩm để đặt hàng một tuần trước khi khai trương. Với một số loại thực phẩm dễ hư hỏng, hãy đảm bảo đơn hàng đến sát ngày khai trương để giữ được độ tươi ngon.
Bạn nên chọn các nguyên liệu sạch, tươi ngon để đảm bảo món ăn của quán luôn hấp dẫn và ngon miệng
Bước 10: Tuyển dụng và đào tạo nhân sự
Tuyển dụng và đào tạo nhân sự cũng là một khâu quan trọng để một quán ăn chiếm được nhiều tình cảm của khách hàng. Bạn chỉ cần tuyển đủ số lượng nhân viên cần thiết cho quán để tiết kiệm chi phí.
Đối với quy mô quán ăn nhỏ thì bạn chỉ cần tuyển bếp chính, nhân viên phục vụ và tạp vụ ( hình thức bán thời gian và toàn thời gian ). Số lượng nhân viên chỉ cần từ 2-5 người là đủ.
Bạn nên đào tạo nhân viên có thể đảm đương tốt vị trí của mình đồng thời cũng có thể hỗ trợ nhân viên khác trong tình huống quán đông khách. Đây là kinh nghiệm khi mở quán ăn cần nắm để tiết kiệm chi phí thuê nhân viên.
Thái độ phục vụ chuyên nghiệp của nhân viên chính là nguyên nhân chủ yếu mang đến sự hài lòng cho thực khách.
Bạn có thể tham khảo các quán ăn xung quanh hay các tạp chí tuyển dụng để chọn được ứng cử viên xuất sắc nhất.
Nhân viên phục vụ chuyên nghiệp sẽ mang lại sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng
Bước 11: Thiết kế menu đa dạng và bắt mắt
Việc thiết kế menu rất quan trọng, bạn cần xác định được món ăn chính của quán cũng như những món ăn sẽ giúp định hình thương hiệu riêng của mình.
Cần xây dựng thực đơn một cách hợp lí, dễ hiểu theo từng danh mục để khách có thể dễ dàng lựa chọn món ăn, thức uống. Điều này vừa giúp tăng doanh thu, vừa giúp đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm đi kèm của quán nếu bạn biết cách sắp xếp phù hợp.
Xem thêm: Mẫu menu quán ăn đẹp, phổ biến
Cần niêm yết giá cả một cách rõ ràng, hợp lý với quy mô cũng như đối tượng khách hàng của quán. Bạn cũng cần định ra một mức giá hợp lí và rõ ràng để tạo thiện cảm với khách hàng.
Bước 12: Định vị thương hiệu riêng
Dù chỉ mở một quán ăn nhỏ thì bạn cũng cần xây dựng một thương hiệu riêng, điều này vừa giúp tạo ấn tượng vừa in sâu trong trí nhớ của khách hàng hình ảnh của quán ăn.
Bạn có thể sử dụng những kênh quảng cáo, truyền thông marketing vào khoảng thời gian đầu mới mở quán, khi số lượng khách hàng chưa nhiều, sẽ giúp bạn thu hút một lượng khách đáng kể đấy!
3. Các lỗi thường mắc phải khi bắt đầu mở quán ăn
3.1 Không chuẩn bị kế hoạch kinh doanh
Việc kinh doanh quán ăn, nhà hàng rất phức tạp và khó khăn, mỗi hướng đi đều cần có sự tính toán kĩ lưỡng nếu không muốn rơi vào những tình trạng rủi ro và lỗ vốn. Việc lên một kế hoạch kinh doanh là không thể thiếu nếu bạn bắt đầu kinh doanh một quán ăn. Điều này tưởng chừng như tốn thời gian nhưng nó lại giúp ít rất nhiều cho về sau, giúp bạn tránh những bước đi sai lầm, giảm rủi ro hao tổn chi phí.
Nhờ có bản kế hoạch kinh doanh, bạn có thể kiểm soát được kế hoạch tài chính của mình, từ đó đưa ra những sự đầu tư hợp lí. Nếu chưa có kinh nghiệm lập kế hoạch kinh doanh, bạn có thể tham khảo những thông tin trên mạng, cũng như tham gia khóa học lập kế hoạch.
3.2 Chọn mặt bằng kinh doanh không phù hợp
Vị trí kinh doanh góp phần quan trọng trong việc thành công hay thất bài của quán ăn, nhà hàng của bạn. Vì vậy, trước khi bắt đầu các bước tiếp theo, bạn nên dành thời gian ra để tìm hiểu mặt bằng, vị trí mở quán. Đừng nên tiết kiệm chi phí mà chọn một vị trí khuất, xa khu dân cư, giao thông không thuận lợi,... Điều này sẽ khiến bạn gặp rủi ro ngay đấy!
3.3 Giữ lại ý tưởng cho riêng mình
Trước lúc chuẩn bị mở quán ăn, chắc hẳn bạn sẽ có thật nhiều ý tưởng sáng tạo của riêng mình. Nếu bạn không thể thực hiện hóa ý tưởng thành thực tế, hãy nhờ đến sự trợ giúp từ những chuyên gia tư vấn, nhưng nhớ đừng giữ lại ý tưởng cho riêng mình nhé!
Hãy thỏa sức sáng tạo, nhờ sự trợ giúp của các chuyên gia quản lí nhà hàng, thiết kế nội thất,...dể họ có thể chỉnh sửa và góp ý vào bức tranh tổng thể mà bạn đang vẽ ra. Chắc chắn, kế hoạch này sẽ tốt hơn hẳn so với kế hoạch ban đầu.
3.4 Nguồn vốn hạn hẹp
Bắt đầu kinh doanh khởi nghiệp chưa bao giờ là dễ. Sẽ có rất nhiều vấn đề phát sinh cần nguồn vốn lưu động để có thể đáp ứng kịp thời. Vì vậy, bạn cần chuẩn bị một số vốn dư khoảng 10-15% trên mức tổng để bạn có thể duy trì quán ăn trong những ngày đầu vận hành.
3.5 Quá tập trung vào những điều bạn thích
Có rất nhiều trường hợp mở quán ăn theo sở thích cá nhân mà không chú trọng đến sở thích và nhu cầu của khách hàng. Bạn cần khảo sát thị trường, cần biết được những mong muốn của khách hàng, những nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu để có thể xây dựng một kế hoạch hoàn hảo. Có như vậy, nhà hàng quán ăn của bạn mới đáp ứng được các yêu cầu của khách.
Kinh nghiệm mở quán ăn với 12 bước cơ bản trên đây chắc chắn đã giúp bạn trả lời được câu hỏi mở quán ăn cần những gì phải không nào? Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm những kinh nghiệm cũng như có sự chuẩn bị tốt trước khi kinh doanh quán ăn.
Ngoài những yếu tố trên, để thành công khi kinh doanh quán ăn bạn còn phải chọn được các mẫu bàn ghế phù hợp nhằm mang đến sự thoải mái cho thực khách và tính thẩm mỹ cho không gian.
Bài viết tham khảo