Tư vấn Kinh doanh mô hình quán nhậu hiệu quả - Mở quán nhậu bình dân cần chuẩn bị gì?
19/11/2018
Để thành công khi kinh doanh quán nhậu bình dân hay quán nhậu cao cấp thì việc chuẩn bị ban đầu luôn là một bước quan trọng mà bạn không thể bỏ qua. Vậy cách mở quán nhậu bình dân cần những gì? Hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết sau để có một chiến lược kinh doanh thành công nhé!
MỤC LỤC NỘI DUNG BÀI VIẾT
- 1. Bắt đầu bằng ý tưởng cho mô hình kinh doanh quán nhậu bình dân
- 2. Chọn địa điểm cho quán nhậu
- 3. Pháp lý - Những thủ tục xin mở quán nhậu là gì?
- 4. Thiết kế quán nhậu trong mơ
- 5. Tuyển nhân viên
- 6. Tiếp thị - quảng cáo
- 7. Mở quán nhậu nhỏ cần bao nhiêu vốn?
- 8. Một số lưu ý khác cho mô hình quán nhậu bình dân
- 9. Kết luận: Mở quán nhậu cần chuẩn bị gì?
1. Bắt đầu bằng ý tưởng cho mô hình kinh doanh quán nhậu bình dân
Câu hỏi: "Mở quán nhậu cần những gì? luôn được đề cập bởi những ai mong muốn kinh doanh lĩnh vực ăn uống này.
"Mở một quán nhậu bình dân, khách hàng tới ăn thấy ngon là được rồi, cần gì mô hình, ý tưởng làm gì?" - Một số người cho là vậy
Ngày xưa thì sao cũng được, năm nay 2020, sau đợt dịch bùng phát thì doanh thu của các quán nhậu bắt đầu giảm sút. Dịch bệnh ai lại tụ tập ăn uống. Từ đợt dịch đó mà các quán nhậu kinh doanh không tốt đã đóng cửa gần hết.
Cuối năm 2020 các quán nhậu mới mọc lên, những người trẻ bây giờ bắt đầu tham gia kinh doanh quán nhậu. Họ trẻ hơn, nghĩ được những thứ mới mẻ hơn, những kiểu thú vị hơn.Mức độ cạnh tranh càng ngày càng cao hơn.
Đâu là điều khiến bạn khác biệt với các quán nhậu còn lại? - Hay hỏi đơn giản là: "Tại sao khách hàng lại đến quán nhậu của bạn mà không phải quán bia nào khác?"
Thêm vào đó hãy hỏi rằng trong rất nhiều người ngoài kia, ai sẽ tới quán nhậu của bạn. - Hay quán nhậu của bạn dành cho ai? Hãy phục vụ tốt một nhóm người nhất định (Vì bạn không thể làm hài lòng tất cả mọi người được)
Vì vậy, dù bạn có mở mô hình quán nhậu bình dân thôi thì cũng hãy nghĩ tới những vấn đề này nhé.
Dựa trên ý tưởng, mô hình quán nhậu đẹp của bạn, quán của bạn phải tạo ra một bầu không khí cụ thể và truyền đạt bạn là ai. Điều này tạo ra một trải nghiệm đáng nhớ và ý nghĩa cho những khách hàng quay lại lần sau.
Xem thêm: Đặt tên quán nhậu độc lạ, hay, tên bảng hiệu quán nhậu
2. Chọn địa điểm cho quán nhậu
Bước thứ 2 trong Cách mở quán nhậu bình dân - Thuê mặt bằng. Trước khi thuê một mặt bằng, hãy xem xét các yếu tố sau:
- Khách hàng có nhìn thấy bạn không?. Chọn một khu vực có nhiều người qua lại và dễ nhìn thấy. Ngoài ra, hãy xem xét có chỗ để làm bãi đậu xe không
- Những người xung quanh có phải tệp khách hàng của bạn không?
- Sự cạnh tranh của khu vực. Một số kiểu quán cạnh tranh gần đó có thể giúp truyền thông. Tuy nhiên cần giữ khoảng cách với những quán đối thủ đó để tránh gây nhầm lẫn, cũng như phải tạo sự khác biệt nhất định so với những quán kia.
Hình ảnh quán nhậu bình dân tấp nập
Bạn nên đặt ra mục tiêu từ đó khoanh vùng những địa điểm phù hợp. Nếu muốn kinh doanh quán nhậu bình dân thành công thì bạn cần thuê mặt bằng ở những nơi đông dân cư, gần khu xí nghiệp, công nghiệp vì những người công nhân thường xuyên đi nhậu hoặc bạn cũng có thể mở ở gần công ty, trường học.
An Phú Gia cũng khuyên bạn nên thuê mặt bằng thay vì mua. Vì một thời gian sau bạn có thể sẽ cần mở rộng không gian hoặc phát sinh một số vấn đề gì đó thì bạn có thể đổi chỗ được.
3. Pháp lý - Những thủ tục xin mở quán nhậu là gì?
Theo quy định của nhà nước, các hoạt động kinh doanh, buôn bán đến lĩnh vực ẩm thực đều phải có giấy phép kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam. Mô hình quán beer, mô hình quán nhậu bình dân cũng không ngoại lệ.
Đăng ký thẻ xanh cho nhân viên
Theo quy định, tất cả những cá nhân, tổ chức sử dụng người lao động trực tiếp tham gia kinh doanh, sản xuất thực phẩm (những người trực tiếp tiếp xúc hoặc tham gia quá trình chế biến thực phẩm) phải có thẻ xanh, chứng nhận đầy đủ điều kiện sức khỏe.
Xin chứng nhận Vệ sinh an toàn thực phẩm
Theo kinh nghiệm mở quán nhậu bình dân, bạn nên dán bản sao giấy chứng nhận vệ sinh, an toàn thực phẩm ở nơi dễ nhìn nhất trong quán, một mặt để các cơ quan quản lý tới kiểm tra, mặt khác có thể chứng minh cho khách hàng biết thức ăn của quán bạn đã được chứng nhận, khiến họ tin tưởng quán bạn hơn.
Hãy đảm bảo quán bạn có đầy đủ giấy chứng nhận khi bắt đầu kinh doanh
Bạn cần nhanh chóng tới phường, xã để hoàn tất các thủ tục pháp lý, xin giấy phép, đóng thế theo hình thức mà bạn kinh doanh. Nếu không đăng kí về mặt pháp lí thì bạn có thể bị quy vào kinh doanh quán nhậu bình dân trái phép.
Hoàn thành đầy đủ các thủ tục về pháp lý sẽ khiến quán bạn kinh doanh thuận lợi hơn
4. Thiết kế quán nhậu trong mơ
Bạn đã có ý tưởng, mô hình quán nhậu bạn muốn làm chưa. Dựa vào ý tưởng của bạn để bắt đầu thiết kế bố cục quán nhậu của bạn đó.
Đẹp, bắt mắt là một chuyện rồi, nhưng Mục tiêu chính của bạn phải là tạo được một luồng di chuyển từ ngoài vào trong, từ bếp ra ngoài. Khách hàng sẽ di chuyển như thế nào? Nhân viên sẽ di chuyển như thế nào. Ai lại muốn vào một quán bố trị lộn xộn đúng không.
Khi bố cục cơ bản đã được thiết lập, bạn có thể thiết kế và trang trí mô hình quán nhậu đẹp của mình.
Xem chi tiết Cách thiết kế quán nhậu đẹp tại đây
Nếu bạn cần lựa chọn các mẫu bàn ghế phù hợp để bày trí cho quán nhậu của mình thêm phần hoàn hảo. Hãy ủng hộ các mẫu bàn ghế quán nhậu tại An Phú Gia nhé
5. Tuyển nhân viên
Ai sẽ là người vận hành quán, ai sẽ là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng? Nhân viên tốt hay không là một yếu tố quyết định thành công khi kinh doanh quán nhậu.
Các vị trí cơ bản trong quán:
- Nhân viên phục vụ
- Lễ tân
- Quản lý
- Thu ngân
- Đầu bếp
- Phụ bếp
- Rửa chén, lau chùi, vệ sinh
- Người chuẩn bị hàng hóa (phụ trách mua nguyên liệu, dụng cụ cần thiết)
Hãy tìm kiếm những ứng viên có kinh nghiệm trước đó và khả năng đa nhiệm cao nhất (có nghĩ là có thể làm được nhiều việc khác nhau) và làm việc nhanh chóng và hiệu quả.
Tất cả nhân viên nên ứng xử tốt với những người khác và có thể giữ bình tĩnh trước áp lực. Nhân viên lễ tân nói riêng phải có kỹ năng xã hội đặc biệt.
6. Tiếp thị - quảng cáo
Các phương tiện bạn có thể sử dụng:
- Mạng xã hội. Hiện nay facebook, instagram, zalo đã quá phổ biến rồi, cả người lớn cũng sử dụng nữa. Tạo trang facebook, cập nhật trạng thái, đăng hình , video, thông tin liên hệ thường xuyên để thu hút khách hàng
- Tiktok, Youtube, Foody: Nền tảng video thực sự thịnh hàng và tiktok đang làm quảng cáo mảng Food rất hiệu quả năm 2020.
- Tạo bản đồ của quán. Đảm bảo khách hàng có thể tìm kiếm bạn trên bản đồ và có chỉ đường cụ thể
- Chương trình ưu đãi cho khách hàng mới. Nếu bạn có 1 khách hàng mới, hãy khiến họ phải tới lần thứ 2, thứ 3,.. Có thể tặng họ phiếu giảm giá cho lần 2 hoặc thẻ thành viên
- Sự kiện khai trương:
- Trước ngày khai trương 1 - 2 tuần bạn nên chuẩn bị băng rôn, lẵng hoa treo trước cửa quán nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng.
- Tiếp đến, bạn cũng nên đề ra những chương trình để mừng ngày khai trương để quảng bá địa điểm của bạn với khách hàng.
- Giảm giá, rút thăm trúng thưởng, những điều đặc biệt,…Cách quảng cáo phổ biến này sẽ giúp quán nhanh chóng thu hút đông đảo khách hàng đến ủng hộ.
Hãy đề ra các hoạt động khuyến mại, giảm giá để thu hút sự chú ý khách hàng
Tham khảo những Cách trang trí quán nhậu đẹp hút khách tại An Phú Gia
7. Mở quán nhậu nhỏ cần bao nhiêu vốn? - Chi phí mở quán nhậu bình dân
Mở quán nhậu cần bao nhiêu tiền? - điều khiến nhiều chủ quán quan tâm khi bắt đầu kinh doanh. Nhưng sẽ chẳng thể định được bạn phải chi trả bao nhiêu tiền cả vì nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố:
Xem thêm: Chi phí khởi động quán cà phê là bao nhiêu
Mở quán nhậu bình dân cần bao nhiêu tiền mặt bằng
Kinh doanh quán nhậu cần bao nhiêu tiền để chi trả cho mặt bằng thuê quán? Vấn đề này sẽ phụ thuộc vào việc bạn muốn không gian quán mình rộng bao nhiêu vì nếu bạn muốn không gian quán mình rộng rãi, thoáng đãng thì đương nhiên chi phí thuê mặt bằng sẽ cao thêm.
- Thường thì mặt bằng rộng ở các khu vực quận Gò Vấp, Bình Tân thì sẽ rẻ hơn các quận trung tâm. Giá khoảng từ 15.000.000đ - 25.000.000đ cho mặt bằng lớn.
- Các mặt bằng mở quán bia hơi vỉa hè giá khoảng 5.000.000đ - 10.000.000đ
- Một số mặt bằng ở trung tâm Thành phố có thể lên tới 40.000.000đ
(Giá tham khảo Chợ tốt)
Nên nhớ: “Hãy dành 80% thời gian để sàng lọc giao dịch, 20% đi xem và thương lượng”. Đừng làm ngược lại vì sẽ tốn thời gian vô ích.
Một vị trí hợp lý cùng với cách bố trí đẹp giúp cho không gian quán nhậu đẹp hơn bao giờ hết.
Chi phí đầu tư vật dụng
Để tiết kiệm chi phí khi kinh doanh quán nhậu, bạn nên chọn mua các vật dụng có giá thành rẻ nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng để đảm bảo độ bền và tính an toàn khi sử dụng.
Đối với bàn ghế quán nhậu, bạn nên chọn các mẫu bàn ghế được làm từ gỗ thông được sản xuất tại xưởng không chỉ có tính thẩm mỹ cao mà còn có giá thành phải chăng, giúp bạn tiết kiệm chi phí mở quán nhậu bình dân.
Bàn ghế quán nhậu làm từ gỗ thông có độ bền cao, giá thành rẻ
Với vật dụng bếp như: chén bát, muỗng đũa, ly tách bạn có thể tham khảo và chọn mua các sản phẩm đẹp, chất lượng và phù hợp với tài chính của quán.
Theo kinh nghiệm mở quán nhậu bình dân, tổng số vốn bỏ ra để mua sắm vật dụng sẽ từ khoảng 12 - 50 triệu.
Xem thêm: Các mẫu bàn quán nhậu đẹp nhất tại Bàn Ghế An Phú Gia TpHCM
Thuê và đào tạo nhân viên
Nhân viên phải được đào tạo kỹ lưỡng trước ngày khai trương để đảm bảo mang đến sự hài lòng và chuyên nghiệp cho khách hàng.
Nhân viên của quán nên được đào tạo chuyên nghiệp và bài bản
Để đảm bảo quán bạn luôn mang đến những món ăn ngon cho khách hàng, bạn hãy thuê một đầu bếp có tay nghề để giữ chân khách hàng bằng những món ăn hoàn hảo từ vẻ ngoài đến hương vị.
- Lương phục vụ bàn có thể tính theo tiếng: 18k - 25k/ tiếng
- Lương bảo vệ, hậu cần, lễ tân,..: 5.000.000đ - 10.000.000đ
- Lương quản lý: 10.000.000đ - 15.000.000đ
- Ngoài ra bạn cần trích ra một phần để thưởng nhân viên nếu họ làm tốt hàng tháng nữa. Khoảng 10.000.000đ
Nhập nguyên vật liệu đầu kỳ
Chi phí cho việc nhập nguyên liệu đầu kỳ sẽ được chia làm 2 phần là bia và các nguyên vật liệu dùng để chế biến món ăn. Bạn nên tham khảo mức giá từ nhiều chợ đầu mối khác nhau để chọn được nơi cung cấp uy tín, chất lượng với giá tốt nhất.
Lựa chọn chợ cung cấp nguyên liệu chất lượng với mức giá tốt nhất để tiết kiệm chi phí
Các chi phí mở quán nhậu khác
Ngoài những chi phí đã đề cập bên trên, bạn còn phải chuẩn bị riêng cho mình một khoản ngân sách để chi trả cho việc đăng ký kinh doanh và thủ tục giấy tờ mở quán nhậu, chứng nhận an toàn thực phẩm,…Bạn đã hình dung được mở quán nhậu bình dân cần bao nhiêu vốn chưa? Hãy tính toán kĩ lưỡng để cân bằng mọi thứ nhé!
Hình ảnh quán nhậu bình dân được thiết kế đơn giản
Sau khi Ước tính tổng chi phí khai trương, chi phí ban đầu và số tiền cần thiết để duy trì hoạt động của quán hàng ngày. Bạn nên lập một ngân sách tổng những chi phí này nhé. Tóm lại là bạn phải tính được những con số sau:
- Chi phí ban đầu khi mở quán: đặt cọc mặt bằng, mua sắm bàn ghế, dụng cụ, đồ trang trí, thiết kế,...
- Chi phí cố định hàng tháng: điện, nước, mặt bằng, dự trù rủi ro,...
- Chi phí thay đổi hàng tháng: lương nhân viên, phát sinh, phí mua nguyên vật liệu tháng, sửa chữa..
- Chi phí hoạt động hàng ngày: phí mua nguyên vật liệu hàng ngày,..
Tổng quan số tiền để mở quán nhậu cũng rất nhiều. Cùng xem với 500 triệu nên đầu tư gì ngoài quán nhậu
8. Một số lưu ý khác cho mô hình quán nhậu bình dân
Chuẩn bị tinh thần để xử lý các xung đột
Uống say vào thì rất dễ dàng xảy ra các xung đột, cãi vả, tai nạn của các khách hàng và cả nhân viên trong quán. Ít nhiều gì cũng sẽ xảy ra một số trường hợp như vậy, đặc biệt với các quán nhậu đông khách. Là chủ quán, bạn sẽ làm gì?
- Chuẩn bị:
- Với tinh thần chuẩn bị trước khi sự việc thật sự xảy ra, hãy chuẩn bị tình thần cho nhân viên. Hướng dẫn họ trường hợp xảy ra và cách xử lý phù hợp.
- Tuyển nhân viên bảo vệ đã được huấn luyện về những trường hợp này
- Sắp xếp không gian, đồ đạc của các khách hàng khác nhau tách biệt, tránh để va chạm giữa các nhóm khách hàng.
- Khi sự việc xảy ra:
- Bình tĩnh giải quyết vấn đề
- Hỗ trợ các khách hàng không liên quan, tránh gây hoang mang
- Nhờ bảo vệ xử lý nhanh chóng một cách lịch sự nhất có thế
- Nếu tình hình tệ hơn hãy nhờ sự can thiệp của chính quyền
Lên thực đơn đa dạng nhiều món
Trước khi mở quán nhậu của mình, bạn sẽ muốn thiết lập một số món ăn cơ bản mà thực đơn của bạn sẽ có. Vì mỗi người có nhiều sở thích khác nhau nên bạn có thể xây dựng thực đơn đa dạng để đáp ứng khách hàng. Bạn nên tăng thêm những món ăn kèm với beer, rượu.
Tuy nhiên nếu bạn muốn quán của mình trở nên đặc biệt, hãy chọn ra một món. Làm món đó thật ngon, thật lạ, chỉ một mình quán của bạn mới có món đó. Trở thành món để quảng bá cho thương hiệu của mình thì sẽ nhanh tạo được ấn tượng hơn. Vd: "Bò nướng núi Cô Ba", "Đậu hũ tứ nguyệt quán Cô Tư",... Rất dễ nhớ đúng không.
>>> Xem thêm: Cách làm Menu quán ăn, nhà hàng, quán nhậu đẹp <<<
Ngoài những nguyên liệu thường thấy thì bạn cũng nên thay đổi cách chế biến và cập nhật làm mới thực đơn.
Đặc biệt, cần quan tâm nhập bán các loại bia rượu ngon để khách hàng có trải nghiệm tốt nhất.
Thực đơn ban đầu bạn đề ra, các loại bia rượu bạn nhập về chưa chắc rằng nó sẽ đúng với những gì thực khách thực sự muốn. Bạn có thể hỏi các khách hàng của bạn, món ăn có ngon không? họ muốn uống loại bia nào? Từ đó tổng hợp thông tin rồi điều chỉnh sau.
Cùng trở thành 1 trong những quán nhậu ngon sài gòn hàng đầu.
Chế biến món ăn hợp khẩu vị vùng miền
Đây là một yếu tố quyết định sự thành công của một quán nhậu. Nếu quán nhậu có nhiều món ăn ngon, hợp khẩu vị của nhiều vùng miền, tạo ra những hương vị riêng theo phong cách chế biến độc đáo của quán sẽ tạo ấn tượng sâu sắc và hấp dẫn thực khách quay trở lại nhiều lần hơn nữa.
Chọn những đầu bếp có tay nghề cao để nắm bắt tâm lý khách hàng khiến họ quay lại vì hương vị của món ăn. Nếu bạn làm được điều này thì đã thành công được 80% rồi đấy.
Bạn nên để ý từng vùng miền sẽ có khẩu vị khác nhau. Ví dụ như người miền Trung thích ăn mặn, cay,... tùy vào từng vùng miền mà thay đổi cách chế biến khác nhau.
Giá thành hợp lý và nhiều sự kiện hấp dẫn
Bạn có thể xác định quán lời ở phần đồ uống, từ đó cắt giảm chi phí ở phần món ăn để có mức giá rẻ hợp lí nhất, đảm bảo sẽ thu hút được rất đông thực khách.
Thường xuyên tổ chức những chương trình khuyến mãi như giảm 5% hóa đơn, 10% tổng bill nhân dịp sinh nhật, mua combo 5 món tặng 1 món ăn kèm,...
Xem thêm video khác về Bí quyết kinh nghiệm mở quán nhậu bình dân nhé:
9. Kết luận: Mở quán nhậu cần chuẩn bị gì?
Rút ra cuối cùng 3 thứ: Đam mê + Món ngon + Địa điểm
Nói dài dòng là thế nhưng nếu chọn ra các thứ quan trọng nhất thì đây là 3 yếu tố bắt buộc phải có.
Đầu tiên, điều kiện mà bạn phải đáp ứng được nếu muốn thành công khi kinh doanh quán nhậu đó là đam mê. Nếu bạn là người không thích bia rượu, nhậu nhẹt thì kinh doanh quán nhậu bình dân không dành cho bạn.
Tiếp đến, menu thực đơn quán bia hơi bình dân của bạn phải ngon và lạ. Điều này vô cùng quan trọng bởi nó quyết định khách hàng có yêu thích và quay lại với quán nhậu của bạn vào lần sau hay không.
Địa điểm cũng là một trong những điều kiện quan trọng khi mở quán nhậu. Bạn nên chọn địa điểm ở đường lớn, nhiều người qua lại và đặc biệt là phải có chỗ để xe cho khách để đem lại sự hài lòng tuyệt đối cho thực khách.
Xem thêm: Khởi nghiệp quán cafe như thế nào?
Mô hình quán nhậu nhỏ đẹp, bình dân với không gian rộng
Trên đây là những kinh nghiệm mở quán nhậu bình dân, tư vấn mở mô hình quán nhậu đẹp hữu ích cho bạn. Mong là An Phú Gia có thể hỗ trợ bạn kinh doanh quán nhậu thành công. Nếu có bất kỳ khó khăn gì, đừng ngại liên hệ với chúng tôi. Mr. Vinh sẽ luôn hỗ trợ các chủ quán hết mình.
Xem thêm: An Phú Gia Tư vấn mở quán ăn
Nếu bạn đang có nhu cầu tìm mua bàn ghế cho quán nhậu đẹp, chất lượng cao cho địa điểm kinh doanh của bạn, hãy đến trực tiếp: (1)
Showroom: An Phú Gia - Xưởng Bàn Ghế Quán Giá Sỉ Địa chỉ: Số 188, đường Đặng Thùy Trâm, Phường 13, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh. Hotline: 0934 390 390 (Hotline Bàn Ghế Giá Sỉ) để được tư vấn và dễ dàng chọn được mẫu bàn ghế phù hợp nhất.